Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá vùng kinh tế trọng điểm phía Nam gồm TP HCM và 7 tỉnh sẽ là siêu đô thị có quy mô hàng đầu Đông Nam Á và cả Đông Á.
Ngày 30/5, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng đoàn công tác thị sát hệ thống cảng Cái Mép – Thị Vải (thị xã Phú Mỹ) và dự án cầu Phước An nối tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu với Đồng Nai.
>> Xem thêm: Hạ tầng đồng bộ, Đồng Nai bùng nổ hàng loạt dự án bất động sản quy mô lớn
Người đứng đầu Chính phủ cũng làm việc với TP HCM, Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, Tây Ninh, Bình Phước, Tiền Giang và Long An về nhiệm vụ, giải pháp tháo gỡ khó khăn, thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Khu vực này rất quan trọng vì chiếm 43% tổng sản phẩm nội địa (GDP) cả nước. Thủ tướng yêu cầu các tỉnh thành đóng góp ý kiến để Chính phủ đưa ra quyết sách đúng đắn. “Hội nghị này chỉ bàn tiến, không bàn lùi”, ông nói.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (thứ hai bên trái) và đoàn công tác của Chính phủ thị sát hệ thống cảng Cái Mép – Thị Vải (thị xã Phú Mỹ, Bà Rịa – Vũng Tàu) ngày 30/5. Ảnh: Lan Ngọc.
Theo Thủ tướng, trong tương lai gần, đây là siêu đô thị, TP HCM và 7 tỉnh còn lại sẽ là “bát giác kim cương”, mục tiêu đến năm 2030 trở thành vùng hùng cường.
>> Xem ngay: Gem Sky World – khu đô thị thương mại giải trí sôi động tại Long Thành
“Đây là đòi hỏi thực tiễn, là mệnh lệnh lịch sử”, Thủ tướng nói và giao các cơ quan nghiên cứu đề án cơ chế đặc thù cho vùng kinh tế phía Nam, nghiên cứu gói hỗ trợ đầu tư từ ngân sách Trung ương để các địa phương sớm làm hạ tầng; giao thông kết nối quan trọng, cấp bách.
Khu vực này cũng cần quy hoạch đất để dành cho khu công nghiệp nhằm đón trước dòng đầu tư mới vào Việt Nam.
Tại hội nghị, các địa phương kiến nghị được đẩy nhanh những dự án giao thông kết nối vùng. Cụ thể, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cần 2.439 tỷ đồng để hoàn thành dự án cầu Phước An; hỗ trợ 4.723 tỷ đồng làm cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu; xem xét làm tuyến đường sắt kết nối cảng Cái Mép – Thị Vải.
Tỉnh Đồng Nai cho rằng cần ưu tiên quy hoạch các công trình hạ tầng mang tính liên kết vùng như đường vành đai TP HCM, hệ thống logistics; đẩy nhanh tiến độ các dự án cao tốc Bến Lức – Long Thành, Dầu Giây – Liên Khương, Phan Thiết – Dầu Giây; đầu tư cơ sở hạ tầng khu công nghiệp.
>> Có thể bạn quan tâm: Sân bay Long Thành tạo động lực phát triển kinh tế phía Nam
Các tỉnh Long An, Tây Ninh, Bình Phước cũng đề nghị tương tự về phát triển công trình hạ tầng.
Bộ trưởng Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể đồng tình với đề xuất của các tỉnh nhưng lưu ý nguồn lực có hạn, ngân sách khó khăn. Nếu dựa vào ngân sách không thể phát triển giao thông đột phá trong thời gian ngắn. Ông cho rằng hình thức đầu tư hợp tác công tư (PPP) là nhanh nhất, song quan trọng là nguồn vốn tín dụng để các nhà đầu tư tiếp cận.
Bộ Giao thông Vận tải đang lập dự án logistics ở phía Nam, kết hợp giao thông thủy, hàng hải và đường bộ, cảng, kho bãi; nâng cấp đường băng sân bay Tân Sơn Nhất. Bộ cũng đang nghiên cứu đường sắt từ Chơn Thành – Thị Vải, dù vốn tương đối lớn nhưng sẽ rất hiệu quả vì đây là đường chuyên dụng để chuyển xuống cảng và ngược lại…
Nguồn: Vnexpress